Quy trình phân loại rác ở Nhật chắc các bạn đã được biết là rất chặt chẽ và nghiêm ngặt. Điều này khiến cho những ai chuẩn bị sang Nhật đều bối rối. Bằng những kinh nghiệm của bản thân sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn cách phân loại rác tại Nhật nhé!
Trước tiên các bạn hãy cùng xem qua các từ vựng tiếng Nhật về rác liên quan :
Ở Nhật, tùy khu vực mà bạn sinh sống thì lại có những quy định phân loại khác nhau nên khi đến nơi ở các bạn nên đọc kĩ quy định vứt rác của khu hoặc hỏi những người xung quanh để tránh nhầm lẫn. Tuy nhiên nhìn chung rác được phân ra cụ thể làm 6 loại như sau: rác cháy được - rác không cháy được( chôn lấp ) - rác tái chế được - rác nguy hiểm - rác cồng kềnh (rác khổ lớn ) - rác khó xử lý.
- Rác cháy được (hay còn gọi là rác tươi sống) gồm các loại như sau:
Chú ý : Loại rác này khi vứt các bạn phải lọc bỏ hết nước, tránh việc nước còn sót sẽ gây mùi ôi thối ra xung quanh.
- Giấy phế thải, giấy vụn, ảnh, (những loại không thể tái chế được ví dụ như giấy ăn… )
- Dầu dùng cho nấu ăn (được thấm bằng giấy hoặc vải trước khi vứt bỏ ).
- Rác thải từ nhà bếp (là nguyên liệu thừa khi nấu nướng, thức ăn thừa, v.v…) gồm bã trà, vỏ sò, vải thừa, các loại dây (có chiều dài dưới 50 cm)...
- Tã, những loại rác sinh lý…
- Cành cây tỉa, gỗ, hoa (hãy thu gọn kích thước dưới 30 cm)
- Quần áo, giày dép , túi da...
- Sản phẩm cao su (găng tay cao su, ống cao su, bóng…)
- Băng đĩa video, CD, DVD…
- Rác không cháy được (chôn lấp):
- Vật dụng bằng sứ, pin khô, ...
- Sỏi, đất đá, gạch, ngói, bê tông, ...
- Các loại túi nilong được bỏ đi sau khi dùng đựng thực phẩm.
- Chai lọ mỹ phẩm, ly tách, chén uống trà, lọ, ...
- Túi giữ ấm dùng một lần, chai lọ vỡ, v.v…
Lưu ý : để nguyên và bỏ vào thùng thu hồi.
3.Rác có thể tái chế được ( rác tài nguyên ):
- Vật dụng bằng nhựa : như ống nhựa, dây nhựa, băng video,… hay các chai lọ, cốc, hộp, khay bằng nhựa, ...
- Các loại giấy và vải: Báo, tạp chí, vải cũ, ...
- Các loại kim loại, lon nhôm : lon nước ngọt, lon bia, ...
4. Rác nguy hiểm:
- Thủy tinh vỡ, bát đĩa vỡ, dao lam, nhiệt kế vỡ, bóng đèn sáng, đèn huỳnh quang, ...
- Đinh, kim tiêm, ...
- Bình gas mini, bình xịt, bật lửa, ...
5. Rác cồng kềnh, khó xử lý ( có chiều dài 1 bề lớn hơn 50cm):
- Bàn ghế to, kệ sách, sofa, máy hút bụi, xe đạp, chăn, ...
- Đồ chơi có kích thước lớn hơn 50cm, ...
- Tivi, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa, ...
Một số lưu ý:
- Dầu ăn cần loại bỏ các tạp chất trước khi vứt bỏ.
- Hộp sữa cần được rửa sạch, tháo nắp, gấp gọn lại.
- Rác không cháy được phải bỏ vào túi nilong trước khi đem vứt.
- Đối với rác tài nguyên: Giấy báo, vải, quần áo phải phân loại và buộc gọn , tránh để mưa ướt.
- Rác nguy hiểm cần phải gói riêng và ghi lên trên đó là rác nguy hiểm để người thu gom chú ý.
- Bình ga, bật lửa phải sử dụng hết bên trong và bỏ vào túi rác trước khi vứt .
- Không để đinh, kim rơi vãi lung tung.
- Rác cồng kềnh khó xử lý trước khi đưa ra các bạn phải đăng ký với các công ty thu mua, các cửa hàng đồ cũ chẳng hạn. Phí để họ thu mua lại những sản phẩm như thế này là tầm 2000-4000 yên ( khoảng 400 đến 800 nghìn tiền Việt). Đây là phí các bạn phải trả cho họ để họ mang đồ này đi.
Quy định đổ rác:
Phải đổ rác trong khoảng thời gian từ 8h30 sáng của ngày thu rác và để đúng nơi quy định. ( Lịch thu rác sẽ khác nhau ở mỗi vùng nên các bạn chú ý xem lịch thông báo tại khu vực mình ở nhé ).
Hi vọng với bài viết trên sẽ phần nào giúp các bạn có thêm được thông tin và nhanh chóng làm quen với việc phân loại và vứt rác tại Nhật. Chúc các bạn có những trải nghiêm thú vị trên đất nước mặt trời mọc!
---------
Xem chia sẻ kinh nghiệm từ các Sempai của Himari
Kinh nghiệm mua xe đạp cũ
Kinh nghiệm phỏng vấn làm thêm